Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Tác dụng không ngờ của lá mâm xôi

Qua biến đổi của thời gian thì sức khỏe cũng dần bị ảnh hưởng không ít nhiều. Trong đó khả năng sinh sản của các nhân cũng từ đó mà bị giảm sút đi. Chúng ta không thể biết rõ được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó. Bởi vậy chúng ta cần có những biện pháp để hạn chế tình trạng đó bằng cách lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản. Trong những thực phẩm đó có lá mâm xôi được nhiều người lựa chọn.

Chất dinh dưỡng có trong lá mâm xôi
Tất cả lá, rễ và quả mâm xôi là các phần ăn được của các bụi cây mâm xôi. Các quả mâm xôi là một trong những món tráng miệng khá ngon, lại có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng ở lá mâm xôi là cao nhất.

Lá mâm xôi có hàm lượng chất cao, nhiều canxi và niacin. Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, đều rất cần những chất dinh dưỡng cơ bản này hàng ngày để cho sức khỏe tối ưu. Lá mâm xôi cũng chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể với số lượng nhỏ đủ để đảm bảo cho các mô liên kết (xương và sụn). Mangan cũng đóng một vai trò trong chuyển hóa năng lượng.
Lá mâm xôi còn có chứa kali, và một số vitamin như A, B, C và E. Các chất dinh dưỡng này đặc biệt có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong lá còn có một loại dầu là fragrine có tác dụng nuôi toàn bộ khu vực vùng chậu, giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến tử cung: lac noi mac tu cung 

Sử dụng lá mâm xôi cho hiệu quả
• Lá mâm xôi có thể được sử dụng để làm trà và cồn thuốc. Bạn thậm chí có thể làm với loại lá này
• Trà pha từ lá mâm xôi sẽ giúp điều trị tiêu chảy và buồn nôn. Khi được sử dụng trong thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm cũng rất hiệu quả và làm giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng.
 • Bởi vì lá mâm xôi rất tốt với hệ thống sinh dục của phụ nữ, nên nó có thể hạn chế dau bung kinh . Thường xuyên sử dụng của trà từ lá mâm xôi sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của chảy máu kinh và chuột rút trong những ngày "đèn đỏ".

• Trà từ lá mâm xôi là thuốc bổ lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Nó củng cố các cơ của tử cung và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp phụ nữ sinh nở dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó có thể giúp ngăn ngừa sẩy thai.
• Trà từ lá mâm xôi có lợi cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì nó làm phong phú thêm nguồn sữa mẹ.
• Trà từ lá mâm xôi cũng có thể giúp giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ đã qua độ tuổi sinh đẻ.
• Cùng với gừng, Trà từ lá mâm xôi thực sự có thể giúp giảm tỷ lệ ốm nghén và làm giảm các triệu chứng của ốm nghén.
• Trà từ lá mâm xôi với một chút cỏ ba lá đỏ có thể giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ, nam(nữ) giới chua vo sinh .
• Lá mâm xôi có thể được nghiền thành bột để đắp lên chổ sưng và áp dụng cho các kích ứng da nhỏ, lở loét, thối da, ở lợi...
• Ở nam giới, hàm lượng kali trong trà lá mâm xôi  có thể giúp giảm chuột rút ở chân.

Nguy cơ vô sinh từ hóa chất sinh hoạt

Các nhà nghiên cứu Trường ĐH California tại Los Angeles (Mỹ) lần đầu tiên tìm ra những dẫn chứng rằng ngoài những yếu tố về sức khỏe như lac noi mac tu cung, kinh nguyet khong deu.....thì các hoá chất dùng trong sinh hoạt hằng ngày có trong bao bì thực phẩm, hoá chất nông nghiệp, hoá chất xử lý vải vóc, thảm nhà và các hoá chất chăm sóc vệ sinh cơ thể liên quan rõ rệt đến hiện tượng vô sinh và cần phải chua vo sinh đang có chiều hướng ngày càng gia tăng của phụ nữ.

Một công trình đăng trên Tạp chí Human Reproduction (Sinh sản của người), đã phát hiện những phụ nữ nào có hàm lượng các chất perfluorooctanoate (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) trong máu cao thì thời gian mang thai lâu hơn những người có hàm lượng các chất trên ở mức trung bình trở xuống.


Các nhà nghiên cứu đã dùng những số liệu thống kê để tìm hiểu hàm lượng của PFOS và PFOA trong huyết tương phụ nữ đang có thai liên quan như thế nào đến quá trình mang thai của họ. Số lượng người được khảo sát là 1.240 người. Các nhà nghiên cứu chia những phụ nữ này thành 4 nhóm có hàm lượng PFOS/PFOA khác nhau để khảo sát. Kết quả cho thấy phụ nữ ở 3 nhóm có PFOS cao có khả năng vô sinh cao hơn nhóm hàm lượng PFOS thấp nhất từ 70%-134%, và 3 nhóm có hàm lượng PFOA cao khả năng vô sinh tăng 60%-154% so với nhóm hàm lượng PFOA thấp nhất.

PFOS và PFOA vốn được coi là những hoá chất không có hoạt tính sinh học, nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy chúng có những tác động có hại lên gan, hệ miễn dịch, các cơ quan sinh trưởng của người. Hiện các nhà khoa học chưa nghiên cứu nhiều về vấn đề này, chỉ có một nghiên cứu chỉ ra rằng PFOA có thể làm suy yếu sự phát triển của bào thai và một nghiên cứu khác về dịch tễ học chứng minh PFOS kết hợp với PFOA ảnh hưởng đến bào thai một cách nghiêm trọng.


Nhóm chất có tên chung là PFC (perfluorocarbon) mà cả hai chất PFOS và PFOA đều là thành viên không chỉ được phát hiện trong các đồ dùng gia đình mà còn được dùng trong quá trình sản xuất những chất hoạt động bề mặt và chất nhũ hoá trong công nghiệp. Chúng không bị phân huỷ trong môi trường và trong cơ thể sau hàng chục năm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được hàm lượng PFOS/PFOA sau khi người phụ nữ đã mang thai, nhưng các hàm lượng này không thay đổi lắm so với trước khi có thai. Chất lượng tinh trùng của người chồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi PFC và vì thế có thể làm tăng mức nhiễm PFC và ảnh hưởng tới thời gian mang thai của người vợ, vì họ sống trong cùng một gia đình, họ có cách sinh hoạt giống nhau và cùng bị phơi nhiễm như nhau. Tuy nhiên, đây mới chỉ là suy đoán vì các nhà nghiên cứu chưa có các số liệu về mức độ nhiễm PFC trong máu người chồng. “Những nghiên cứu về chất lượng tinh trùng và PFOA/PFOS chắc chắn sẽ tìm ra mối liên quan”, giáo sư Jorn Olsen, Trường ĐH California, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, khẳng định.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Nguy cơ "tiềm ẩn" từ quần chíp đối với con gái


Trong sinh hoạt hằng ngày thì vấn đề vệ sinh cá nhân cũng ảnh hưởng không ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Đặc biệt là vào những ngày "đèn đỏ", tuy nhiên vấn đề về trang phục lại ít khi được chị em quan tâm chú ý đến. Điều đó đã vô tình gây nên những bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khoẻ như kinh nguyet khong deu, lac noi mac tu cung...



Tác hại của việc mặc không đúng quần chíp khiến cho các chị em không thoải mái vào những ngày hành kinh, điển hình là có những cơn dau bung kinh. Nghiêm trọng hơn nữa là có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.



Nguyên nhân dẫn đến lạc nội mặc tử cung

Hiện nay tình trạng mắc bệnh lạc nội mạc tử cung đang tăng cao dẫn đến ảnh hưởng không ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Bệnh có khả năng gây nên tình trạng vô sinh, là bệnh lý phổ biến và tiến triển âm thầm. Đồng thời bệnh cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế cần có những kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị bệnh.


Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung nằm sai vị trí, lạc chỗ, đi vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung, có thể di chuyển sang ổ bụng, thành tử cung, buồng trứng thậm trí cả thận, phổi v.v. ở đó nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.


Cơ chế bệnh sinh
lac noi mac tu cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược vào ống dẫn trứng thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển sai vị trí gọi là “lạc”

Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.
Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Thế là bạn bị đau trước khi hành kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi hành kinh, dau bung kinh là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.


Bệnh nhân được chuẩn đoán lạc nội mạc tử cung thường có các triệu trứng khác nhau: nếu lạc nội mạc tử cung ở thận thì có triệu chứng đái ra máu (dễ nhầm với ung thư thận), ở phổi có thể ho ra máu (dễ nhầm với lao phổi). Tuy nhiên, lạc nội mạc chủ yếu xảy ra trong cơ tử cung và vùng bụng dưới nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng dữ dội khi hành kinh. Bệnh càng lâu ngày càng đau, càng nặng và đặc biệt là gây vô sinh nếu không được chua vo sinh kịp thời.

Bài thuốc dân giân chữa kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường cũng như chu kỳ kinh nguyệt là 1 phần quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên mỗi chu kỳ kinh nguyệt tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người, và biểu hiện kinh nguyệt không đều đang là vấn đề được các chị em phụ nữ quan tâm đến.


Với một phụ nữ, vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít phụ nữ có được vòng kinh chuẩn này hoặc giả sử người vốn có vòng kinh chuẩn cũng đôi khi bị nhanh, chậm. Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt dẫn đến kinh nguyet khong deu thành hai dạng:
- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn) thường do hư do hàn.
- Rối loạn về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.
Về nguyên nhân, nggoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực, lac noi mac tu cung … còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục…

Cơ chế sinh bệnh có thể do:
- Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.
- Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.
- Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.
- Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

Về cách điều trị:
* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Đan bì 12 g, Địa cốt bì 12 g, Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Hoàng bá 10 g, Thạch cao 12 g, Sinh địa 16 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g.
- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.
- Bài thuốc: Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 12 g, Đương quy 12 g, Sài hồ 10 g, Đan bì 10 g, Bạc hà 8 g, Cam thảo 6 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g, Hương phụ 10 g.
- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc.
- Bài thuốc: Xuyên khung 12 g, Xuyên quy 12 g, Bạch thược 12 g, Sinh địa 16 g, Cam thảo 6 g, Đào Nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hương phụ 10 g, Ô dược 12 g, Huyền hồ sách 8 g.
- Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.