Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Những điều cần biết về thống kinh

Cứ đến mỗi kỳ kinh nguyệt thì các bạn nữ lại phải trải qua những cơn đau bung, thắt lưng, cảm giác mệt mỏi,...hay đó là những cơn đau thắt và co thắt cơ gây ảnh hưởng đến tâm lý và làm việc của các bạn nữ. Đó là những biểu hiện của bệnh thong kinh

1. Bệnh sử:
Các thông tin cần hỏi góp phần phân biệt thống kinh nguyên phátthống kinh thứ phát:
- Tuổi dậy thì
- Tính chất kinh nguyệt: chu kỳ kinh bao nhiêu ngày, thời gian hành kinh, ước lượng lượng máu mất mỗi chu kỳ, có hay không hiện tượng xuất huyết giữa chu kỳ.

- Tính chất của cơn đau: độ nặng, mức độ ảnh hưởng lên sinh hoạt và công việc của bệnh nhân, mối liên quan giữa thời điểm xuất hiện dau bung kinh và hành kinh, tiến triển của cơn đau.
- Triệu chứng kèm theo: giao hợp đau, tiểu khó.
Thống kinh nguyên phát và thứ phát phân biệt chủ yếu ở các đặc điểm lâm sàng sau:

 Thống kinh nguyên phát:
+ Hầu như chỉ xảy ra ở các chu kỳ có phóng noãn, thường xuất hiện trong vòng 1 năm sau dậy thì.
+ Thống kinh nguyên phát cổ điển được mô tả là những cơn đau xuất hiện ngay hoặc ngay trước khi hành kinh và kéo dài 1-2 ngày đầu, có tính chất co thắt, đau từng cơn trên nền âm ỉ, có thể lan ra sau lưng và mặt trước hay giữa đùi.
+ Thống kinh nguyên phát thường kèm theo các triệu chứng tổng quát như chán ăn, mệt (80%), buồn nôn và nôn(89%), tiêu chảy(60%), đau lưng(60%), đau đầu(45%), ù tai có thể ngất.

Thống kinh thứ phát 
+ Thống kinh thường xảy ra và kéo dài khoảng 1 tuần trước khi hành kinh.
+ Thống kinh xảy ra ở những chu kỳ đầu tiên gợi ý nguyên nhân tắc nghẽn đường thoát máu kinh bẩm sinh.
+ Thống kinh thứ phát thường xuất hiện sau 25 tuổi
+ Thống kinh có đáp ứng rất ít hoặc không có đáp ứng với NSAIDs, CCOCs hay cả hai.

2. Khám:
Khám lâm sàng cẩn thận có thể gợi ý thống kinh nguyên phát hay thứ phát, và giúp hướng đến các cận lâm sàng phù hợp để xác định nguyên nhân.
Khám vùng chậu có thể xác định tính chất không đều đặn của tử cung gợi ý u xơ tử cung, đau hay có nốt ở túi cùng gợi ý lạc nội mạc tử cung, bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu hay khối u vùng chậu.
Trong thống kinh nguyên phát khám lâm sàng thường không phát hiện bất thường.
Các bệnh lý vùng chậu có thể phát hiện được khi khám ở các phụ nữ thống thứ phát, tuy nhiên nếu khám lâm sàng bình thường cũng không thể loại trừ chẩn đoán. Lạc nội mạc tử cung có thống kinh có những bất thường có thể phát hiện được khi khám khoảng 40% trường hợp. Nếu để lâu dài thì có khả năng dẫn đến vô sinh và cần phaỉ chua vo sinh

3. Cận lâm sàng:

Không có cận lâm sàng nào đặc hiệu giúp chẩn đoán thống kinh nguyên phát, chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây thống kinh thứ phát.
Các cận lâm sàng giúp loại trừ nguyên nhân thực thể của thống kinh:
-           Cận lâm sàng: chú ý BC nhằm loại trừ bệnh lý nhiễm trùng.
-           Cấy dịch cổ tử cung để loại trừ bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- CA 125: được xác định tăng cao trong lạc nội mạc tử cung, có độ nhạy là 52%, độ đặc hiệu là 92%, giá trị tiên đoán dương là 92% và giá trị tiên đoán âm là 48%, do đó xét nhiệm có giá trị giới hạn vì giá trị tiên đoán âm thấp.
-           SA vùng chậu giúp đánh giá: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, DCTC. SA cũng có độ nhạy cao trong việc phát hiện các khối u vùng chậu.
-           Chụp tử cung vòi trứng có cản quang giúp loại trừ polyps nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung, hay các bất thường bẩm sinh của tử cung. Trong trường hợp có bất thường bẩm sinh của tử cung nên làm UIV để xác định có bất thường đường niệu đi kèm.

-           Nội soi ổ bụng, nội soi buồng tử cung hay sinh thiết nội mạc tử cung có thể được chỉ định tiếp theo tùy bệnh cảnh lâm sàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét