Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Những điều cần biết về thống kinh

Cứ đến mỗi kỳ kinh nguyệt thì các bạn nữ lại phải trải qua những cơn đau bung, thắt lưng, cảm giác mệt mỏi,...hay đó là những cơn đau thắt và co thắt cơ gây ảnh hưởng đến tâm lý và làm việc của các bạn nữ. Đó là những biểu hiện của bệnh thong kinh

1. Bệnh sử:
Các thông tin cần hỏi góp phần phân biệt thống kinh nguyên phátthống kinh thứ phát:
- Tuổi dậy thì
- Tính chất kinh nguyệt: chu kỳ kinh bao nhiêu ngày, thời gian hành kinh, ước lượng lượng máu mất mỗi chu kỳ, có hay không hiện tượng xuất huyết giữa chu kỳ.

- Tính chất của cơn đau: độ nặng, mức độ ảnh hưởng lên sinh hoạt và công việc của bệnh nhân, mối liên quan giữa thời điểm xuất hiện dau bung kinh và hành kinh, tiến triển của cơn đau.
- Triệu chứng kèm theo: giao hợp đau, tiểu khó.
Thống kinh nguyên phát và thứ phát phân biệt chủ yếu ở các đặc điểm lâm sàng sau:

 Thống kinh nguyên phát:
+ Hầu như chỉ xảy ra ở các chu kỳ có phóng noãn, thường xuất hiện trong vòng 1 năm sau dậy thì.
+ Thống kinh nguyên phát cổ điển được mô tả là những cơn đau xuất hiện ngay hoặc ngay trước khi hành kinh và kéo dài 1-2 ngày đầu, có tính chất co thắt, đau từng cơn trên nền âm ỉ, có thể lan ra sau lưng và mặt trước hay giữa đùi.
+ Thống kinh nguyên phát thường kèm theo các triệu chứng tổng quát như chán ăn, mệt (80%), buồn nôn và nôn(89%), tiêu chảy(60%), đau lưng(60%), đau đầu(45%), ù tai có thể ngất.

Thống kinh thứ phát 
+ Thống kinh thường xảy ra và kéo dài khoảng 1 tuần trước khi hành kinh.
+ Thống kinh xảy ra ở những chu kỳ đầu tiên gợi ý nguyên nhân tắc nghẽn đường thoát máu kinh bẩm sinh.
+ Thống kinh thứ phát thường xuất hiện sau 25 tuổi
+ Thống kinh có đáp ứng rất ít hoặc không có đáp ứng với NSAIDs, CCOCs hay cả hai.

2. Khám:
Khám lâm sàng cẩn thận có thể gợi ý thống kinh nguyên phát hay thứ phát, và giúp hướng đến các cận lâm sàng phù hợp để xác định nguyên nhân.
Khám vùng chậu có thể xác định tính chất không đều đặn của tử cung gợi ý u xơ tử cung, đau hay có nốt ở túi cùng gợi ý lạc nội mạc tử cung, bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu hay khối u vùng chậu.
Trong thống kinh nguyên phát khám lâm sàng thường không phát hiện bất thường.
Các bệnh lý vùng chậu có thể phát hiện được khi khám ở các phụ nữ thống thứ phát, tuy nhiên nếu khám lâm sàng bình thường cũng không thể loại trừ chẩn đoán. Lạc nội mạc tử cung có thống kinh có những bất thường có thể phát hiện được khi khám khoảng 40% trường hợp. Nếu để lâu dài thì có khả năng dẫn đến vô sinh và cần phaỉ chua vo sinh

3. Cận lâm sàng:

Không có cận lâm sàng nào đặc hiệu giúp chẩn đoán thống kinh nguyên phát, chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây thống kinh thứ phát.
Các cận lâm sàng giúp loại trừ nguyên nhân thực thể của thống kinh:
-           Cận lâm sàng: chú ý BC nhằm loại trừ bệnh lý nhiễm trùng.
-           Cấy dịch cổ tử cung để loại trừ bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- CA 125: được xác định tăng cao trong lạc nội mạc tử cung, có độ nhạy là 52%, độ đặc hiệu là 92%, giá trị tiên đoán dương là 92% và giá trị tiên đoán âm là 48%, do đó xét nhiệm có giá trị giới hạn vì giá trị tiên đoán âm thấp.
-           SA vùng chậu giúp đánh giá: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, DCTC. SA cũng có độ nhạy cao trong việc phát hiện các khối u vùng chậu.
-           Chụp tử cung vòi trứng có cản quang giúp loại trừ polyps nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung, hay các bất thường bẩm sinh của tử cung. Trong trường hợp có bất thường bẩm sinh của tử cung nên làm UIV để xác định có bất thường đường niệu đi kèm.

-           Nội soi ổ bụng, nội soi buồng tử cung hay sinh thiết nội mạc tử cung có thể được chỉ định tiếp theo tùy bệnh cảnh lâm sàng.

Tại sao các chị em cần phải đi khám phụ khoa định kỳ?

Dường như hiện nay việc khám phụ khoa định kỳ vẫn còn rất xa lạ với chị em phụ nữ. 1 phần thì do chủ quan, 1 phần thì do nhiều tác động cá nhân nên đã không quan tâm đến vấn đề này. Nhưng chính vì những điều đó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi mà chị em phụ nữ không biết được tình trạng bệnh phụ khoa của mình như thế nào? Có khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng không ít nhiều đến tinh thần và cuộc sống gia đình.


Các bệnh phụ khoa tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như là khiến chị em mất tự tin trong cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Những thói quen hàng ngày của nữ giới cũng có thể là một trong những tác nhân góp phần gây nên các bệnh phụ khoa ở. Vì thế hầu hết phụ nữ đều ít nhất một lần trong đời mắc bệnh phụ khoa.
Bất cứ biểu hiện bất thường nào ở nữ giới cũng có thể là triệu chứng của một bệnh phụ khoa nào đó. Đó có thể là biểu hiện ngứa hay đau vùng kín, triệu chứng đau lưng, mỏi eo, đau bụng dưới hay đau bụng kinh, … Nếu chủ quan, bệnh có thể dẫn tới nhiều phiền toái và biến chứng cho chị em có thể dẫn đến trường hợp vô sinh. Hậu quả mất nhiều thời gian và công sức để chua vo sinh


- Viêm âm đạo :
Nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm, do trichomonas hay do vi khuẩn lậu…Biểu hiện bệnh đa dạng: ngứa rát âm đạo, âm hộ khí hư loãng, màu vàng nhạt, có bọt, có khi có mùi hôi, khi lại màu trắng hay màu xanh đục tùy theo nguyên nhân gây bệnh…

- Viêm cổ tử cung :
Có hai hình thái viêm cổ tử cung bao gồm: viêm ngoài cổ tử cung và viêm trong cổ tử cung nhưng viêm ngoài cổ tử cung hay gặp hơn. Bệnh nhên viêm cổ tử cung khí hư ra nhiều có lẫn mủ hay máu, đau lưng, đôi khi kèm sốt…

- Viêm phụ khoa :
Viêm phần phụ thường biểu hiện dưới dạng cấp và mãn tính.
Viêm phần phụ cấp tính: Bệnh biểu hiện đau và sốt. Đau hạ vị, thường là đau hai bên hố chậu, đau liên tục, có lúc đau dữ dội, khí hư ra nhiều.  Kèm theo nhiệt độ tăng, ít khi sốt cao, mạch nhanh.
Viêm phần phụ mãn tính: Đau là triệu chứng phổ biến nhất, đau vùng hạ vị,  hay đau hai bên hố chậu. Đau thay đổi về cường độ, thời gian hay từng cơn liên tục nhất là khi làm việc nặng hay đi lại nhiều. Khí hư ra nhiều, có khi có máu ra thất thường trước và sau kinh nguyệt. Thường không có biểu hiện sốt.


Trên đây là một số những bệnh phụ khoa thường gặp có ảnh hưởng tới sức khỏe nữ giới. Bệnh phụ khoa đôi khi không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ là những biểu hiện thông thường như ngứa vùng kín, đau bụng kinh, thong kinh …khiến chị em chủ quan. Chính vì vậy, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

6 món ăn giảm đau bụng kinh

Đến mỗi lần vào thời kỳ kinh nguyệt thì các chị em phụ nữ lại phải chịu những cơn đau bụng, mệt mỏi,.. ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe và công việc. Ngoài những phương pháp chữa đau bụng kinh, thong kinh bằng các thuốc giảm đâu thì chế độ ăn uống cũng giúp 1 phần không nhỏ làm giảm dau bung kinh cho các chị em.

Canh thịt lợn nạc:

 thịt lợn nạc 100g, ngải cứu 100g, gừng 30g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái chỉ ướp với bột gia vị. Ngải cứu rửa sạch, thái vừa. Gừng rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc kỹ lấy 200ml nước gừng. Đun sôi nước gừng thì cho thịt lợn, ngải cứu vào quấy đều, sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày trước kỳ kinh 5 ngày.

Gà hầm

gà đen 1 con (khoảng 300g), trần bì 3g, gừng tươi 3g, hạt tiêu 6g, bột gia vị vừa đủ. Gà đen làm sạch, bỏ nội tạng, ướp gia vị. Cho trần bì, gừng, hạt tiêu vào bụng gà đem hầm nhừ. Ăn thịt gà và uống nước canh, ngày ăn 1 lần. Ăn trong 2 ngày.

Trứng gà xào ngải cứu:

trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 150g, gừng 3g, dầu thực vật và bột gia vị vừa đủ. Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, gừng giã nhỏ. Đập trứng vào bát, cho ngải cứu, bột gia vị, gừng quấy đều đem xào bằng dầu thực vật. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày trước kỳ kinh.

Đậu tương xào thịt lợn nạc

đậu tương 50g, ích mẫu 100g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái chỉ ướp với bột gia vị. Ích mẫu rửa sạch thái nhỏ. Đậu tương ngâm nước nóng khoảng 2 giờ sau khi giã dập. Tất cả đem xào bằng dầu thực vật, ăn ngày 1 lần. Ăn liền 5 ngày trước kỳ kinh 
từ 5 - 7 ngày.

Nước gừng:

 gừng tươi 15g, đường đỏ 30g. Gừng rửa sạch, giã nhỏ cho vào nồi cùng 200ml nước đun sôi kỹ, cho đường đỏ vào đun tiếp đến khi đường tan hết chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 2 ngày trước kỳ kinh 3 - 5 ngày.


Nước táo tàu: 

táo tàu 30g, gừng khô 5g. Cho táo tàu, gừng khô vào nồi thêm 200ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ. Khi táo nhừ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 ngày.


Tuy nhiên các chị em phụ nữ vẫn phải có những bài tập thể dục điều hòa cơ thể để giảm bớt những cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý về thống kinh trong thời kỳ kinh nguyệt

Mỗi khi có kinh nguyệt tôi thường bị đau bụng kèm theo nhức đầu khó chịu. Tôi có cần khám và chữa bệnh này không, thưa bác sĩ?( lanphuong2014@gmail.com)



Đau bụng khi hành kinh còn gọi là thong kinh, đau kinh chức năng. Đặc điểm là đau có tính chất chu kỳ, nhưng không có những thương tổn ở cấu trúc sinh sản. Nguyên nhân có thể do co bóp và thiếu máu cục bộ ở tử cung, có liên quan đến tác dụng của prostaglandin do niêm mạc tử cung tiết ra. dau bung kinh nguyên phát luôn có liên quan với các chu kỳ rụng trứng; đau kinh thứ phát là do tổn thương thực thể. Các yếu tố ảnh hưởng là nội tiết, thần kinh vận mạch, sinh lý bệnh. Biểu hiện: khi hành kinh bị đau bụng, đau lan ra cột sống, xuống bẹn, hai đùi. Có thể kèm theo đau đầu, buồn nôn, đau toàn ổ bụng, cương vú. Đau có thể xuất hiện trước, trong và sau khi hành kinh, đau liên tục hoặc đau từng cơn, cảm giác căng cương co thắt, đau quặn. Có thể đái rắt, đái buốt. Thể trạng mệt mỏi, khám thấy tổn thương thực thể như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm...và có khả năng dẫn đến vô sinh và mất thời gian cũng như tiền bạc đi chua vo sinh 
Điều trị: cần điều trị nội khoa và ngoại khoa. Nếu đau do cơ năng dùng liệu pháp hormon có kết quả tốt. Thuốc giảm đau và thuốc chống co thắt, thuốc an thần dùng sớm rất có hiệu quả. Liệu pháp tâm lý cũng rất có tác dụng. Bạn nên đi khám chữa bệnh tại cơ sở chuyên khoa sản phụ để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Nguyễn Kiều Linh 
(sưu tầm)

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Kiến thức cơ bản về đau bụng kinh

Đau bụng hành kinh có phải là hiện tượng thường xảy ra không?

Đau bụng hành kinh đúng là một loại bệnh phụ khoa tương đối phổ biến. Từ trước đến nay, do cảm giác đau của mỗi người khác nhau, mức độ chịu đựng của mỗi người cũng khác nhau. Hơn nữa lại thiếu phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác về mức độ của bệnh, nên tỷ lệ đau bụng hành kinh được thống kê của phụ nữ ở các nước có sự chênh lệch khá lớn.


Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: Có đến 72% nữ thanh niên lứa tuổi 19 ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau. 
Năm 1985, ở Mỹ 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% vì đau bụng kinh mà mỗi tháng phải nghỉ một đến ba ngày. Từ đó có thể thấy, dau bung kinh là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ dưới 19 tuổi.

Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?

Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.
Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.
Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lac noi mac tu cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung...
Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán.
Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.

Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thong kinh , giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.

Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:
- Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.

- Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.

- Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.
Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:

- Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.

- Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.

- Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.

- Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.


Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Thận trọng với hiện tượng mất kinh nguyệt ở nữ giới

Xã hội ngày càng phát triển thì cũng nhiều vấn đề tác động đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Vấn đề được quan tâm hiện nay đó là hiện tượng kinh nguyet khong deu. Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì đã hành kinh nhưng bị rối loạn, không theo chu kỳ của cơ thể ảnh hưởng không ít nhiều đến đời sống và tâm lý của các chị em phụ nữ. Bởi vậy nên có những biện pháp phòng tránh bệnh. Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều các chị em có thể tham khảo.

1. Mất cân bằng hoóc-môn : Rối loạn nội tiết tố cũng có thể là những nguyên nhân gây trễ kinh hoặc mất kinh. Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở hoóc-môn chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh.

2. Do tác dụng phụ của thuốc : Một số loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh. Khi uống thuốc, bạn cần biết tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị liệu, thuốc điều trị hen đều có thể là nguyên nhân.


3. Mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp: Tình trạng mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây ra những kỳ kinh với lượng máu kinh nhiều hoặc ít bất thường. Mất cân bằng ở tuyến giáp cũng có thể dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh.

4. Tập luyện quá sức: Phụ nữ tham gia các hoạt động thể thao gắng sức có thể gặp phải các rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể bị mất kinh do tập luyện quá mức, do mất quá nhiều năng lượng hoặc cơ thể bị căng thẳng.

5. Thuốc tránh thai : Thường thì đến thời kỳ kinh nguyệt, khi bị dau bung kinh các chị em thường dùng thuốc tránh thai thông thường hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên nó có thể gây ra những bất thường về chu kỳ kinh, ví dụ như mất kinh trong nhiều tháng hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng 


6. Căng thẳng và stress: Stress gây ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng stress tác động đến lượng hoóc-môn dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh. Vì vậy để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bạn cần luôn giữ bình tĩnh và học cách đẩy lùi stress, chua vo sinh